Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Latest topics

» Hướng dẫn sử dụng Pin Laptop hiệu quả -> Bảo đảm
Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của BIOS EmptyTue Apr 19, 2011 10:24 am by Admin

» Sử dụng pin Laptop đúng cách
Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của BIOS EmptyTue Apr 19, 2011 9:58 am by Admin

» Để sử dụng laptop bền lâu...
Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của BIOS EmptyMon Apr 18, 2011 2:33 pm by Admin

» Bộ sưu tập các phần mềm Việt của Nguyễn Trung Tín (www.caulacbovb.com)
Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của BIOS EmptyTue Jan 04, 2011 2:10 pm by gianggiangonline

» CÁP VÀ ĐẦU CÁP
Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của BIOS EmptyTue Nov 23, 2010 7:48 pm by Admin

» Quá trình thiết lập một mạng không dây
Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của BIOS EmptyFri Nov 19, 2010 7:29 pm by Admin

» Kiến thức cơ bản về mạng: Các tên phân biệt
Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của BIOS EmptyFri Nov 19, 2010 7:07 pm by Admin

» Kiến thức cơ bản về mạng: Các nhóm bảo mật
Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của BIOS EmptyFri Nov 19, 2010 6:59 pm by Admin

» Kiến thức cơ bản về mạng: Tạo các nhóm
Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của BIOS EmptyFri Nov 19, 2010 6:50 pm by Admin

CÁP VÀ ĐẦU CÁP

Tue Nov 23, 2010 7:48 pm by Admin

CÁP VÀ ĐẦU CÁP

Trước đây, khi network mới xuất hịên ở Việt Nam, vì giá thành các thiết bị mạng như HUB, SWITCH ... rất mắc, nên khi muốn nối 2 hay nhiều máy tính lại với nhau, các kỹ sự thiết kế mạng ở VN dùng loại cáp đồng trục. Cáp này trong lõi chỉ có một sợi dây đồng, chạy một đường thẳng và có …


[ Full reading ]
Quá trình thiết lập một mạng không dây

Fri Nov 19, 2010 7:29 pm by Admin

Quá trình thiết lập một mạng không dây

Lúc này chắc hẳn nhiều bạn trong số chúng ta hẳn đều biết rằng, chỉ cần một laptop có hỗ trợ truy cập mạng không dây là bạn có thể ngồi bất cứ ở đâu đó trong địa điểm phủ sóng của một điểm truy cập không dây để truy cập vào mạng. Quả thực mạng không dây …


[ Full reading ]
Kiến thức cơ bản về mạng: Các tên phân biệt

Fri Nov 19, 2010 7:07 pm by Admin

Kiến thức cơ bản về mạng: Các tên phân biệt

Trước khi bắt đầu
Trước khi bắt đầu, chúng tôi muốn nhắc lại rằng các tên phân biệt không duy nhất có trong Active Directory. Microsoft đã xây dựng Active Directory để lợi dụng các chuẩn công nghiệp được sử dụng bởi nhiều công ty khác như Novell và IBM. Bằng cách …


[ Full reading ]
Kiến thức cơ bản về mạng: Các nhóm bảo mật

Fri Nov 19, 2010 6:59 pm by Admin

Kiến thức cơ bản về mạng: Các nhóm bảo mật

Trong bài phần trước chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn cách tạo nhóm abảo mật trong Windows Server 2003. Khi giới thiệu những thứ đó, chắc hẳn bạn cũng đã thấy được rằng Windows sẽ cho phép tạo một số kiểu nhóm khác nhau như được thể hiện trong hình A. Quả …


[ Full reading ]
Kiến thức cơ bản về mạng: Tạo các nhóm

Fri Nov 19, 2010 6:50 pm by Admin

Kiến thức cơ bản về mạng: Tạo các nhóm

Trong phần trước của loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn cách sử dụng Active Directory Users and Computers console để tạo và quản lý tài khoản người dùng. Trong phần này, chúng tôi muốn tiếp tục giới thiệu cho bạn về các nhóm.

Trong môi trường miền, các tài …


[ Full reading ]

    Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của BIOS

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 70
    Join date : 20/08/2010
    Age : 36
    Đến từ : THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

    Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của BIOS Empty Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của BIOS

    Bài gửi  Admin Fri Sep 03, 2010 11:35 am

    Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của BIOS

    Đã bao giờ bạn chú ý tới tiếng bíp mỗi khi khởi động máy tính? Nó chính là thông báo mã hoá chứa đựng thông tin kết quả của quá trình kiểm tra cơ sở các thiết bị phần cứng trong máy.Quá trình kiểm tra này được gọi là POST (Power-On-Self-Test). Nếu POST cho ra kết quả tốt, máy tính sẽ phát một tiếng bíp và mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Nếu các thiết bị phần cứng máy có vấn đề thì loa sẽ phát ra vài tiếng bíp.Nếu giải mã được những tiếng bíp này thì bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc chẩn đoán bệnh của máy tính.

    Trên các máy tính đời mới hiện nay, mainboard được tích hợp các chip xử lý đảm nhiệm nhiều chức năng, giảm bớt card bổ sung cắm trên bo mạch. Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm tính cụ thể của việc chẩn đoán. Ví dụ, nếu chip điều khiển bàn phím bị lỗi thì giải pháp duy nhất là phải thay cả mainboard.

    Bài này, chỉ đề cập tới 2 loại BIOS tương đối phổ dụng là Phoenix và AMI. Rất tiếc, Award BIOS hiện nay có rất nhiều phiên bản và do nhà sản xuất bo mạch chủ hỗ trợ, do đó chúng bị thay đổi nhiều trước khi được tung ra thị trường. Vì vậy, Award BIOS không được đề cập tới trong bài này.

    (POST là quá trình kiểm tra nội bộ máy được tiến hành khi khởi động hoặc khởi động lại máy tính. Là một bộ phận của BIOS, chương trình POST kiểm tra bộ vi xử lý đầu tiên, bằng cách cho nó chạy thử một vài thao tác đơn giản. Sau đó POST đọc bộ nhớ CMOS RAM, trong đó lưu trữ thông tin về dung lượng bộ nhớ và kiểu loại các ổ đĩa dùng trong máy của bạn. Tiếp theo, POST ghi vào rồi đọc ra một số mẫu dữ liệu khác nhau đối với từng byte bộ nhớ (bạn có thể nhìn thấy các byte được đếm trên màn hình). Cuối cùng, POST tiến hành thông tin với từng thiết bị; bạn sẽ nhìn thấy các đèn báo ở bàn phím và ổ đĩa nhấp nháy và máy in được reset chẳng hạn. BIOS sẽ tiếp tục kiểm thử các phần cứng rồi xét qua ổ đĩa A đối với DOS; nếu ổ đĩa A không tìm thấy, nó chuyển qua xem xét ổ đĩa C).

    Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS AMI

    1 tiếng bíp ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu, do là khi bạn thấy mọi dòng test hiển thị trên màn hình. Nếu bạn không thấy gì trên màn hình thì phải kiểm tra lại monitor và card video trước tiên, xem đã cắm đúng chưa. Nếu không thì một số chip trên bo mạch chủ của bạn có vấn đề. Xem lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn gặp vấn đề thì có khả năng bo mạch chủ đã bị lỗi. Bạn nên thay bo mạch.

    2 tiếng bíp ngắn: Lỗi RAM. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình. Nếu nó hoạt động tốt thì bạn hãy xem có thông báo lỗi trên màn hình không. Nếu không có thì bộ nhớ của bạn có lỗi chẵn lẻ (parity error). Cắm lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn có lỗi thì đảo khe cắm RAM.

    3 tiếng bíp ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.

    4 tiếng: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn. Tuy nhiên cũng có thể là do bộ đặt giờ của bo mạch bị hong

    5 tiếng bíp ngắn: Cắm lại RAM. Nếu không thì có thể phải thay bo mạch chủ.

    6 tiếng bíp ngắn: Chip trên bo mạch chủ điều khiển bàn phím không hoạt động. Tuy nhiên trước tiên vẫn phải cắm lại keyboard hoặc thử dùng keyboard khác. Nếu tình trạng không cải thiện thì tới lúc phải thay bo mạch chủ khác.

    7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU khác.

    8 tiếng bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card. Nếu vẫn kêu bíp thì nguyên nhân là do card hỏng hoặc chip nhớ trên card bị lỗi. Thay card màn hình.

    9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bạn bị lỗi. Thay BIOS khác.

    10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay bo mạch chủ khác.

    11 tiếng bíp ngắn: Chip bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch khác.

    1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Bạn hãy thử cắm lại RAM, nếu không thì phải thay RAM khác

    1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Không test được video. Cắm lại card màn hình.

    BIOS PHOENIX

    Tiếng bíp của BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI một chút. BIOS này phát ra 3 loạt tiếng bíp một. Chẳng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loại được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp.

    Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS PHOENIX

    1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.

    1-1-4: BIOS cần phải thay.

    1-2-1: Chip đồng hồ trên mainboard bị hỏng.

    1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề.

    1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề.

    1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.

    1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.

    1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề.

    1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề.

    1-4-2: Xem lại RAM.

    2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vần đề.

    3-1-_: Một trong những chip gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay mainboard.

    3-2-4: Chip kiểm tra bàn phím bị hỏng.

    3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình hoặc thử với card khác.

    3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động.

    4-2-1: Một chip trên mainboard bị hỏng.

    4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn đề.

    4-2-3: Tương tự như 4-2-2.

    4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.

    4-3-1: Lỗi bo mạch chủ.

    4-3-2: Xem 4-3-1.

    4-3-3: Xem 4-3-1.

    4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.

    4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.

    4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.

    4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.

    1-1-2: Mainboard có vấn đề.

    1-1-3: Có vấn đề với RAM CMOS, kiểm tra lại pin CMOS và mainboard.

    (St)

      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 3:13 pm